langhuehd 125x50

KHÔNG KHÍ VÀ KHUNG CẢNH BẦY

A. KHUNG CẢNH BẦY:

I. Lý do Bipi lấy rừng xanh làm đề tài cho đời sống ở bầy:

Dựa trên tâm lý lứa tuổi của Sói con: tuổi có óc tưởng nhưng muốn thực sự hành động. Bởi vậy đời sống ở bầy phải hứng thú và linh hoạt để thỏa mãn sự tưởng tượng của Sói con.

Dựa trên cơ bản trên, Bipi chon rừng xanh của Rudyard Kipling làm bối cảnh cho hoạt động của bầy. Sở dĩ ông lấy rừng xanh vì:

  1. Nó có tác dụng về giáo dục, hơn nữa trong câu chuyện được chia ra làm nhiều đoạn thích hợp cho chương trình đẳng thứ và chuyên hiệu của ngành ấu; là một chương trình hóa huấn luyện trong thiên nhiên cho Sói con từ lúc nhập bầy cho tới khi lên đoàn.
  2. Từng đoạn của câu chuyện Rudyard Kipling luôn dùng sự kiện đời sống thiên nhiên để rút ra bài học giáo dục theo luật rừng mà ông đã nhân cách hóa.
  3. Rudyard Kipling đã thần thánh hóa 1 bé con qua:

a. Mowgli xứng đáng là 1 con người.

b. Nêu tính chất anh hùng tính của Mowgli.

Ví dụ:

* Mowgli cười lúc sói vồ.

* Mowgli gạt các sói khác vào bú mẹ sói…

II. Giá trị khung cảnh rừng:

  1. Đời sống ở bầy tồn tại hay không là do cái khung cảnh rừng mà chúng ta đã tạo ra nó; nêu không tạo được hoặc nuôi mãi khung cảnh rừng thì đề tài rừng hầu như mất hết ý nghĩa và bầy sói không còn là một bầy sói mà là một bầy trẻ sống với loài người.
  2. Sở dĩ Sói con chán nản không thích sống ở bầy là vì chúng ta chưa thực hiện được đề tài rừng. Khung cảnh rừng là một khoảng trời bao la phóng khoáng; khoảng trời thiên nhiên thuần thúy, xa lánh tất cả những gì náo nhiệt của cuộc sống thành phố. Vì lý do trên bầy luôn luôn sinh hoạt trong khung cảnh thiên nhiên như: công viên, rừng thông, bải biển… Tối kỵ nhất là bầy sinh hoạt bên cạnh thiếu đoàn, kha đoàn…vì những hoạt động này phá vỡ khung cảnh rừng trong đầu các Sói con.
  3. Mowgli trong chuyện rừng xanh là một mẫu người Sói con phải noi theo vì Mowgli là một thằng bé con người tuy do thú vật nuôi dưỡng nhưng không bị thú- vật- hóa, mà luôn giữ bản tính con người.

III. Làm thế nào để gây được khung cảnh rừng:

  1. Như trên đã nói, nơi sinh hoạt bầy cần có một bầu trời bao la, sông núi hùng vĩ. Cần xa cách xã hội được chừng nào hay chừng ấy. Có thể ta mới thả hồn các em bay bổng theo câu chuyện Mowgli.
  2. Các chức danh của Sói già: Akéla, Baloo bagheera, Kaa, Chill.. phải đóng đúng vai trò của câu chuyện; tiếng gọi các Sói già luôn luôn ở cửa miệng các em với lòng yêu mến, kính trọng, thân thiện…các con vật xấu xa như Shere khan; Bandarlog, Tubaqui luôn luôn là những phản diện để giáo dục Sói con.
  3. Khi sinh hoạt bầy hay đi săn các Sói già luôn chú ý:
    • Các điệu múa lấy đề tài rừng cần làm đúng cử điệu của nhân vật và khung cảnh rừng.
    • Cho các em trang hoàng góc đàn, hang bầy phải lấy bối cảnh và chất liệu thiên nhiên để thực hiện; có thế mới đưa sói đến thế giới riếng làm các sói ham thích.
  4. Đặc biệt khi có săn đêm, thì hội đồng dưới trăng là cao điểm cho câu chuyện rừng xanh bay bổng trong tâm hồn Sói con.

IV. Một số lưu ý:

  1. Muốn có tinh thần rừng trong tâm trí Sói già phải có tinh thần rừng và thể hiện ra bằng cử chỉ, lời nói, điệu bộ.. phải toát lên tinh thần khung cảnh rừng.
  2. Chuyện rừng xanh chỉ là một bối cảnh, không nêu thần thánh hóa chuyện rừng xanh để ảnh hưởng tâm linh trẻ.

B. KHÔNG KHÍ BẦY:

 

1. Không khí bầy là không khí của một gia đình hạnh phúc:

- Các Sói già và các Sói con cùng đàn, cùng bầy phải thương yêu nhau như một gia đình.

- Phương pháp hướng đạo là phương pháp giáo dục cá thể và dùng trẻ giáo dục trẻ.

* Sói già cần phải nắm vững tâm lý chung và hoàn cảnh từng em để dẫn dắt, giáo dục có thể các em mới cảm thấy mọi người chung quanh hiểu các em hơn và nhờ thế các em mới gần gũi tâm sự cùng Sói già.

* Dù ở bầy phương pháp hàng đội chưa được áp dụng triệt để, nhưng ban Sói già cũng nên giao việc cho sói đầu đàn, thứ đàn sói mở mắt giúp đở các em thăng tiến. Có thể các sói mới gần gũi nhau, thân nhau như anh em một nhà.

2. Không khí bầy là một không khí chơi mà học; không khí luôn luôn có tiến cười.

- Qua tâm lý lứa tuổi, qua thực tế từng hoàn cảnh của mỗi em. Ban Sói già lên một kế hoạch sinh hoạt bầy phù hợp làm sao để:

* Gây lòng tự tin cho các Sói con.

* Sói chỉ biết chơi, nhưng khi chơi sói được đào luyện theo chủ đích của Ban Sói già (trò chơi của trẻ em, công cuộc của người lớn).

* Các trò chơi, bài hát, vũ điệu phải được Ban Sói già chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt mục đích. Và khi thực hiện bầu không khí phải vui tươi hấp dẫn. Khi thực hiện nếu thất bại phải chuyển qua phương án hai.

* Đặc biệt các Sói già phải luôn kiên nhẫn, nâng đỡ, khuyến khích mỗi Sói con trong mọi hoạt động.

3. Sói già cũng hòa mình với sói trong khung cảnh rừng.

 

C. NHỮNG ĐỀ NGHỊ SAU KHI NGHE GIẢNG KHÓA:

Trưởng hãy đọc lại chuyện rừng xanh:

- Tóm lược để đối chiếu với chương trình đẳng thứ và chuyên hiệu Sói con.

- Ghi lại một số đoạn rút ra những bài học giáo dục Sói con.

D. HỘI LUẬN:

  1. Ta đang sống trong thế kỷ 21. Xã hội và trì thức đã nâng lên tầm cao. Theo trưởng chuyện rừng xanh còn phù hợp với tuối Sói con không? Lý do?
  2. Hiện nay, khi sinh hoạt bầy rất khó tìm chổ sinh hoạt. vì thế, nên bầy sinh hoạt ở công viên cùng với thiếu đoàn, kha đoàn hay tráng đoàn. Anh chị nghĩ sao và có biện pháp nào khắc phục?

Trần Gia Tú