langhuehd 125x50

 

Những ai nhận Bằng Rừng (Huy Hiệu Rừng - HHR) đầu tiên của phong trào Hướng Đạo tại Việt Nam?

 

Phong trào Hướng Đạo đến Việt Nam trong thập niên 1920 từ các đoàn HĐ của Pháp (1)(2).  Đến cuối năm 1930, áp dụng phương pháp giáo dục Hướng Đạo như trong “Pour Devenir Eclaireur” (3) và “Đoàn Hướng Đạo, Thêm Một Bài Thể Thao Rễ Tập” (4), hai đoàn được lập ra:  Đoàn Lê Lợi do trưởng Trần Văn Khắc (5) và Đoàn Vạn Kiếp do trưởng Hoàng Đạo Thúy (6).  Lấy mốc từ năm 1930, phong trào Hướng Đạo tại Việt Nam đã ra đời và tính đến nay tròn 85 năm.

Trong “Kỷ Yếu Hướng Đạo Việt Nam, 1930 – 1945”, trưởng Phạm Văn Nhơn viết “Tưởng cũng nên biết 2 cụ Trần Văn Khắc và Hoàng Đạo Thúy lúc ban đầu chỉ là HĐS tài tử; đọc sách Hướng Đạo thấy thích quá nên mày mò lập đơn vị chứ chưa kinh qua một lớp đào tạo huynh trưởng mà cũng chưa từng chơi ở một đơn vị nào.  Từ thực tế mà trở thành huynh trưởng giỏi.  Trưởng Thúy và Trưởng Khắc về sau là những vị có Bằng Rừng đầu tiên của HĐVN(7).  Những tài liệu nào vào thời đó đã ghi chép và cho biết các trưởng ấy đã nhận Bằng Rừng (HHR) đầu tiên của phong trào Hướng Đạo tại Việt Nam? 

Dựa vào các số báo, từ 2 đến 17, 20 đến 34, và 37 đến 43 cho khoảng thời gian từ tháng 11, 1937 đến tháng 4, 1941, của  “CHEF, Revue Mensuelle, Organe Officiel des Chefs de la Fédération Indochinoise des Associations de Scoutisme” – “Báo CHEF, phát hành hàng tháng, Cơ Quan Chính Thức của các Trưởng thuộc Liên Hội Hướng Đạo Đông Dương” làm tài liệu tham khảo cho bài viết này.

Theo tài liệu, khóa huấn luyện đầu tiên, Khóa Thiếu 1, ghi chép được tổ chức ở Đà lạt từ ngày 3 - 13 tháng 8, 1936 (8)(11) .  Sau khi Liên Hội Hướng Đạo Đông Dương (Fédération Indochinoise des Associations du Scoutisme – F.I.A.S) được thành lập vào tháng 2 năm 1937(9)  và có trại trường Bạch Mã (10), đã có rất nhiều khóa huấn luyện khác được luân phiên tổ chức hàng năm ở đó.  Có những khóa huấn luyện như sau trong năm 1937:

Khóa Ấu 1 (Bầy Trưởng Nam – Chefs de muete), ngày 17-26 tháng 7

Khóa Tuyên Úy 1 (Aumôniers), ngày 26 tháng 7 đến 1 tháng 8

Khóa Thiếu 2 (Chefs de troupe), ngày 1-12 tháng 8

Khóa Thiếu 3 (Chefs de troupe), ngày 12-23 tháng 8

Khóa Ấu 2 (Bầy Trưởng Nữ - Cheftaines), 23 tháng 8 đến 1 tháng 9 (12)(13)


Trong năm 1938, “Chef” số 5, tháng 2, trang 15, thông báo lịch trình các khóa huấn luyện khác tại Bạch Mã:

Thứ hai 20/6 đến thứ sáu 1/7,        Khóa Thiếu 4, Khóa trưởng: Langrand.

Thứ sáu 1 đến chủ nhật, 10/7       Khóa Ấu 3 (Bầy Trưởng Nữ), Khóa Trưởng: bà Chenevier.

Thứ hai 11 đến thứ ba, 20/7         Khóa Tuyên Úy 2, Khóa Trưởng: R. P. Lefas.

Thứ ba 20 đến thứ sáu, 29/ 7       Khóa Thiếu 5, Khóa Trưởng: Bernard

Thứ sáu 29/7 đến thứ hai, 9/8       Khóa Ấu 4 (Bầy Trưởng Nam), Khóa Trưởng: Eynard.

Thứ ba 9 đến thứ năm 18/ 8          Khóa Tráng 1, Khóa Trưởng: R. Schlemmer

Vàcũng trong “Chef” số 7, tháng 4, 1938, trang 15, lần đầu tiên phần học cho HHR cũng được nhắc đến:

 

Phần học cho Huy Hiệu Rừng đã triệu tập được các giảng viên tình nguyện phục vụ để hướng dẫn những ai chưa thấu hiểu cũng như những khóa sinh có khả năng đạt được, nhưng khóa học sẽ không được tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh này.

Phần học (HHR) này bị hoãn lại đến khi có khóa học cho ngành Tráng.  Các khóa sinh đã được kêu gọi theo học khóa này (ít ra được phần nào của khóa cho những ai không thể lấy thêm ngày nghỉ, vì lẽ họ phải ở lại trại thêm hai ngày nữa để chuẩn bị đặc biệt cho HHR).

 

Báo “Chef” nhắc các khóa sinh nên gửi các bài viết (lý thuyết) đến ủy viên Raymond SCHLEMMER, 23 đường Pavie, Hà Nội, trước ngày 1 tháng 8.

 

Việc các trưởng sáng lập phong trào Hướng Đạo tại Việt Nam có, hay không có HHR đã từng là một đề tài bàn luận hay tranh cải, và nhiều nghi vấn cũng đã được đặt ra.  Trong bài viết này, có những dẫn chứng cụ thể, tuy hạn chế trong phạm vi của đề tài, sẽ được đưa ra.

“Chef” số 11, tháng 8, 1938 trang 14 có liệt kê danh sách :

Danh sách các khóa sinh trúng tuyển HHR

tại Bạch Mã

(Khóa trưởng:  D.C.C. Raymond Schlemmer)

 

André Consigne

Hoàng đạoThúy

Tạ quang Bửu

R.P. Georges Lefas

Tep Im

André Cazabonne

Trần văn Khắc

Đoàn văn Trinh

Báo “Chef”, số 22 phát hành tháng 7, 1939, trang 22, một lần nữa lại có thông tin rõ ràng:

 

Thêm nữa, sau khi tham dự khóa của Khóa Trưởng SCHLEMMER, DCC vào tháng 8, 1938, các trưởng sau đây đã nhận Huy Hiệu Rừng:

Tạ Quang BỬU

André CAZABONNE

André CONSIGNY

Trần Văn KHẮC

R.P. LEFAS

Tep IM

Hoàng Đạo THÚY

Đoàn Văn TRINH

Huế

Saigon

Saigon

Saigon

Huế

PhnomPenh

Hà nội

Rạch giá

 

Với thông tin này, mặc dù hơi muộn, nhưng đây là một tin vui, hoan hỷ cho tất cả các trưởng.  Liên Hội (HĐ Đông Dương) gởi lời chúc mừng và chia vui đến các trưởng đã được (HHR) thuộc đại gia đình HĐ Đông Dương.


“Chef”, số 40, phát hành tháng 1, 1940, trang 10, có  thêm danh sách bổ túc:

 

Thông báo chính thức

 

Thêm vào danh sách nhận HHR từ D.C.C. SCHLEMMER:

 

LÊ-VĂN-XUÂN, Tráng đoàn Lê-văn-Duyệt, Saigon

Câu hỏi có thể được đặt ra là các trưởng đi dự những khóa huấn luyện trước đó, như ở Đà lạt năm 1936, hay các khóa khác tại trại trường Bạch Mã năm 1937 thì sao?  “Chef”, số 3, phát hành tháng 12, 1937, ở trang 15 chỉ có danh sách tên của một số trưởng (trên tổng số 60 khóa sinh) đã hoàn tất được một phần của Khóa Thiếu 1, Đà lạt :

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC CỦA LIÊN HỘI

Danh sách khóa sinh trúng tuyển phần kỷ thuật của Brevet de Chef

Đà lạt, Khóa Thiếu 1 (3 -13 (tháng 8) 1936)

 

Cao miên

Chau-Nong

Nguon-Vang

Nam kỳ

Tran-kim-Qui

Tu-van-Cac

Tran-hiệp-Hung

Vuong-trong-Tôn

Phan-thông-Khoe

 

Trung kỳ

Nguyen-Hoai

Lê-van-Thuong

Nguyen Trinh

Hoang-thuy-Van

Vo-thanh-Minh

Nguyen-thuc-Toan

Ho-Nho

Nguyen-van-Dzinh

Tuyen

Bắc kỳ

Tran-duy-Hung

Trân-phuc-Chuyên

Lê-vinh-Tuy

Ernest Rétif

Phan-van-Thanh

Ngô-van-Giao

 

Lào

Sathiène

“Chef”, số 2, tháng 11, 1937, trang 16 cũng chỉ đưa ra danh sách các khóa sinh đã hoàn tất được một phần của các khóa ở Bạch Mã: Khóa Ấu 1, Khóa Thiếu 2, hay Khóa Thiếu 3.

 

Danh sách khóa sinh trúng tuyển phần kỷ thuật của Brevet de Chef

 

Khóa Ấu 1 (17 – 26 tháng 7, 1937)

 

Cao miên

Prem-Plum

 

Nam kỳ

Le-huu-Tu

Bidault

Gautier

Huynh-tri-Bien

Huynh-minh-Khanh

Trung kỳ

Nguyen-van-Khanh

Nguyen-Trinh

 

Bắc kỳ

Tran-phuc-Chuyen

Do-van-Vinh

 

 

 

 

Khóa Thiếu 2 (1 – 12 tháng 8)

 

Cao miên

Long-Touch

Nhieuk-Nou

Phan

Meas Ham

 

Nam kỳ

Doan-van-Trinh

Cazabonne

Lebras

Bui-nhut-Nghia

Karsenty

Trung kỳ

Nguyen-xuan-Tram

Ta-quang-Buu

Nguyen-tan-Duc

Lai-van-Tan

Trang-Cu

Nguyen-huu-Cau

Bắc kỳ

Vu-trong-Hoan

Luong-Chuong

Tran-van-Tuyen

Tran-dang-Quang

 

 

Khóa Thiếu 3 (12 – 22 tháng 8)

 

Cao miên

Tep Im

Lu-teng-Hoa

Cheu-Muy

Mey-Bouth-Neang

Meu Chum

 

Nam kỳ

Le-van-Xuan

Huynh-van-Diep

Tran-minh-Quan

Le-tri-Phuoc

 

Trung kỳ

Nguyen-van-Ty

Thai-van-Phan

Nguyen-xuan-Que

Nguyen-van-Thuyet

Nguyen-Phu

Bắc kỳ

Phan-van-Nam

Phan-van-Huong

Georges Clergeaud

Nguyen-duy-Phan

Pham-an-Nghia

Nguyen-huy-Khang

Do ảnh hưởng của Liên hội HĐ Pháp, muốn đạt được HHR, các khóa sinh phải mỹ mãn “đậu” cả ba phần: 1) Đi sâu vào nguyên lý và phương pháp HĐ, 2) Phương pháp huấn luyện trưởng HĐ, và 3) Tổ chức và điều hành khóa huấn luyện dự bị (14).  Các báo “Chef” kế tiếp đã luôn thúc hối, nhắc nhở các khóa sinh phải nộp bài viết lý thuyết hay hoàn tất các phần khác để được chấm duyệt. 

Các chi tiết liên quan về các phần khảo sát hoặc thực hành, hay các khóa huấn luyện HHR tại Bạch Mã ở những năm sau 1938 thì ngoài phạm vi của bài viết. (15)

Tóm lại, trong các số báo liên tục từ số 2 đến 17, trừ số 11, không có số báo nào khác nói đến danh sách các trưởng có HHR.  Mặc dù trong tài liệu đã không có số báo 18 và 19, nhưng số báo 22 lại một lần nữa thông báo chúc mừng và cũng ghi rõ, lập lại tên các trưởng nhận HHR.  Không biết có trưởng nào khác được chúc mừng nhận HHR ở trong số báo 35 và 36, mãi đến số báo 40 mới có thêm được một trưởng khác nhận HHR từ Khóa Trưởng Schlemmer.

Với những dẫn chứng được đưa ra, rất chắc chắn để xác định những trưởng sáng lập Hướng Đạo Việt Nam và các trưởng tiền bối :

Tạ Quang BỬU (16)

Trần Văn KHẮC

Hoàng Đạo THÚY

Đoàn Văn TRINH

là những trưởng của Hướng Đạo tại Việt Nam đã có Huy Hiệu Rừng đầu tiên sau khi đã tham gia Khóa Tráng 1, vào tháng 8, 1938 với Khóa Trưởng Raymond Schlemmer, D.C.C.

Tháng 10 năm 2015,

Sơn Dương Nhanh Nhẹn,

Trần Minh Hữu

sonduongnhanhnhen@gmail.com

Tài liệu tham khảo :

  1. Piet Kroonenberg, “The Undaunted, Keeping the Scouting Spirit Alive”, Nov. 2011, 722-723
  2. Phạm Văn Nhơn, “Kỷ Yếu Hướng Đạo Việt Nam, 1930 – 1945”, 2009, 21 and 73
  3. Trần Văn Khắc, “Lịch Sử Hướng Đạo Việt Nam, Hồi ký”, 1985, 14
  4. https://www.facebook.com/anhmy.tran.73/posts/1016092935088692
  5. Phạm Văn Nhơn, “Kỷ Yếu Hướng Đạo Việt Nam, 1930 – 1945”, 2009, 26-27, 343-345
  6. Sđd, 32, 346-350
  7. Sđd, 26
  8. Sđd, 136-170
  9. Sđd, 205-217
  10. Sđd, 218-221
  11. Báo “Chef”, số 3, tháng 12, 1937, 15
  12. Báo “Chef”, số 2, tháng11, 1937, 16
  13. Báo “Hướng Đạo Thẳng Tiến”, 20 tháng 5, 1937, 15
  14. Trần Văn Khắc, “Lịch Sử Hướng Đạo Việt Nam, Hồi ký”, 1985, 30
  15. Xem bài “Trại trường Bạch Mã” của trưởng Mai Liệu (nguyên Trại trưởng Quốc gia 1967 của Hội HĐVN) đăng trong Kỷ yếu 60 năm Hướng đạo Việt Nam 1930-1990, 40-41
  16. Sau khi nhận HHR năm 1938, trưởng Tạ Quang Bửu đã qua Anh quốc năm 1939 dự trại huấn luyện tại Gilwell và được phong nhậm trở thành DCC (Deputy Camp Chief) (Phạm Văn Nhơn, 73), DCC đầu tiên của Hướng Đạo Đông Dương – Việt Nam. Trước World Scout Conference năm 1969 ở Helsinki, Finland, muốn mở khóa huấn luyện HHR và trao gỗ, người Khóa Trưởng phải được huấn luyện tại trại trường Gilwell và trở nên DCC.  World Scout Conference thay đổi cho phép mỗi Hội Hướng Đạo của Quốc gia chịu trách nhiệm mở khóa huấn luyện HHR, cũng như huấn luyện, phong nhậm người Khóa Trưởng.  Báo “Chef” số 26, tháng 11, 1939 trang 18 có viết về trưởng Tạ Quang Bửu sau khi dự trại huấn luyện ở Gilwell:

(Trưởng) Bửu, vội vã tốc hành ngang qua Saigon sau khi trở về từ trại họp bạn Jamboree ở Pháp và Gilwell ở Anh.  Dù đã đoán biết được, chúng tôi không muốn làm mất đi niềm vui hân hoan của anh ta, chúng tôi chờ đợi thông tin của anh ta.  Bạn có biết vóc dáng và cái nón đội (của trưởng Bửu) đã làm bao nhiêu Hướng Đạo Pháp ngạc nhiên, ngưỡng mộ trong tháng 10 vừa qua không?

Tác giả cảm ơn trưởng Gấu Đa Thiện, trưởng Gấu Tận Tụy, trưởng Thái Thuần, trưởng Joseph-Henri Cardona, và trưởng Pascal. R. Poumailloux đã giúp phương tiện, điều kiện để truy cập các tài liệu nói trên; cũng như đã giải thích, bổ sung những điều tác giả chưa hiểu rõ.

nguồn : langhue.org