Huy-HIệu Bạch-Mã

BẠCH MÃ là vùng danh lam thắng cảnh hùng vĩ, thuộc làng Truồi phía nam thành phố Huế, khoảng 30 Km. Trong vùng Bạch Mã, HĐVN có Trung tâm huấn luyện trưởng (hay gọi là Trại Trường- Camp d' Ecole) nhằm đào tạo người lớn giáo dục trẻ em theo phương pháp HĐ của Huân Tước Baden Powell.

Với trại trường này, một hệ thống đào tạo trưởng HĐVN gọi là HUY HIỆU BẠCH MÃ (HHBM).

HHBM gồm 3 giai đoạn: Sơ luyện , Dự Bị và Bạch Mã. Phân chia theo  4 ngành HDVN: HHBM Ấu, Thiếu, Kha, Tráng.

1- Giai đoạn SƠ LUYỆN' (Khoá/trại Sơ Luyện) :  Muốn thành Trưởng HĐ,
Khoá sinh/Trại sinh là người trưởng thành nam hay nữ đã tuyên hứa HĐ. Chương trình huấn luyện giúp khoá sinh hiểu sơ lược về Nguyên lý và phương pháp HĐ. Nghi thức HĐVN. Thời gian huấn luyện  là 36 giờ hay một trại cuối tuần. Sau khi trúng cách khoá Sơ Luyện, trại sinh thực tập trong đơn vị theo ngành đã học. Và trại sinh đủ điều kiện học khoá Dự Bị.

2- Giai đoạn DỰ BỊ (Khoá Dự Bị ngành ---)
Khoá sinh trúng cách Sơ Luyện mới được tham dự Khoá Dự Bị. Chương trình huấn luyện Dự Bị thêm chi tiết về Nguyên Lý và Phương pháp HĐ. Về nghi thức HĐVN, Khoá sinh được huấn luyện kỹ về điều khiển đơn vị. Sau khi trúng cách khoá Dự Bị, trại sinh được bổ nhiệm làm Phó đoàn trưởng, giúp đoàn trưởng/Đơn vị trưởng và đủ điều kiện dự giai đoạn cuối (Giai đoạn Hoàn Tất) của HHBM.

3- Giai đoạn HOÀN TẤT. Muốn thành một trưởng HĐ mang HHBM, khoá sinh phải hoàn tất 3  phần :

Phần A : Lý thuyết HĐ. Phần này, Ban Huấn Luyện (BHL) gởi khóa sính khi dự phần B. Khoá sinh nộp bài trả lời cho BHL xem và quyết định khoá sinh đủ điều kiện nhận HHBM.

Phần B: Tham dự một trại dài ngày (từ 7 đến 10 ngày liên tục). Chương trình Huấn luyện phần B, giúp khoá sinh hiểu biết thấu triệt Nguyên lý và Phương pháp HĐ. Hiểu biết ý nghĩa và thực tập nghi thức HĐVN. Khoá sinh học hỏi, thực tập và tiếp nhận kinh nghiệm cầm đoàn. Qua những ngày sống trại, khoá sinh áp dụng kỹ thuật HĐ, để khi về đoàn huấn luyện cho trẻ em. Cũng qua thời gian trại, Ban Huấn Luyện nhận xét từng khoá sinh để thấy có đủ khả năng cầm đoàn không ?

Phần C, thực tập: Sau khi qua phần B, khoá sinh về thực tập những điều tiếp thu trong quá trình theo đủ 3 giai đoạn HHBM. Phần này, do Uỷ viên Đạo  chứng nhận và đề nghị Ban Huấn luyện trao HHBM.

HHBM gồm Chứng Chỉ, Khăn quàng và một khâu khăn quàng bằng tre. Khăn quàng BM nền mầu xám, phía sau có hai hình vẽ mầu xanh lá cây (tương tự chữ S nằm ngang), biểu tượng 2 giồng suối trên núi Bạch Mã.

NHỮNG HIỂU BIẾT KHÁC về HHBM:

1- Trong khi HĐVN không có Deputy of Camp Chief (DDC-trưởng 4 gỗ) do HĐTG  phong nhậm, không có khoá Huy Hiệu Rừng (HHR- Woodbadge)
Trưởng trúng cách HHBM được coi là người đủ khả năng làm trưởng đơn vị ngành đã thụ huấn. Nếu trưởng trúng cách khoá huấn luyện DỰ BỊ, được bổ nhiệm Phó Đoàn Trưởng hay Quyền Đoàn Trưởng.

Một số trưởng Huấn Luyện Viên kỳ cựu cho biết HHBM lúc đó tương đương với Huy hiệu Rừng.

2- Trại Trường (Camp d'école) Bạch Mã Huế do vua Bảo Đại ban tặng HĐVN năm 1936. Trong thời chiến, trại Bạch Mã đóng cửa. Cho tới năm 1956, HĐVN mở trại trường HỒI NGUYÊN tại Blao để Huấn Luyện HHBM Ấu/Thiếu/Tráng tại Blao.
Sau khi, Tr. Cung Giụ Nguyên được phong nhậm DCC trở về, đề nghị Hội di chuyển trại huấn luyện về Dalat. Năm 1958, trại trường TÙNG NGUYÊN mở cửa huấn luyện HHR và HHBM.

3- Thập niên 1970, vì ảnh hưởng chiến tranh, di chuyển khó khăn, việc HHBM được giao cho Ban Huấn Luyện MIỀN I, II, III, IV.

4- Khi HĐVN có trưởng tham dự huấn luyện tại quốc tế và được phong nhậm DCC thì HHBM được xếp dưới HHR. Nhưng trưởng HHBM vẫn được phong nhậm là Trưởng đơn vị đúng ngành thụ huấn. (Trưởng Đơn vị là Bầy Trưởng, Thiếu Trưởng, Kha Trưởng hay Tráng Trưởng). Nếu trúng cách khoá DỰ BỊ của HHBM, trưởng được phong nhậm Phó Đoàn Trưởng  hay Quyền Đoàn Trưởng.

Trần Trung Hợp
01/2016