Tổ-Chức Khóa Huy-Hiệu-Rừng cho Thế-Kỷ Thứ 21, BSA
Sau 2 khóa Huy-Hiệu-Rừng (HHR) mới, được thử-nghiệm vào năm 1999 và năm 2000 với nhiều khóa-sinh là những trưởng đã từng phục-vụ trong ban huấn-luyện các khóa HHR cũ,Hội Nam Hướng-Đạo Hoa-Kỳ (HĐHK) bắt đầu từ năm 2001 áp dụng Khóa HHR mới trên toàn quốc với tên chính-thức Khóa Huy-Hiệu-Rừng cho Thế-Kỷ Thứ 21 (Wood Badge for the 21st Centuty). *** (Kể từ đây chữ viết tắt HHR có nghĩa là HHR cho Thế-Kỷ Thứ 21)
Vào tháng 6 cùng năm 2001, qua hệ-thống Quốc-Gia, HĐHK đồng-ý mở khóa HHR cho các trưởng gốc Việt và dùng tên Tùng-Nguyên IV với danh số SR-430. Có thể nói Tùng-Nguyên IV cũng là khóa HHR cho Thế-Kỷ Thứ 21 đầu tiên trên toàn-quốc.
Tưởng cũng nên biết, tại hải-ngọai, Tùng-Nguyên I đến Tùng-Nguyên III dùng thủ-bản và điều-hành qua hệ thống Hướng-Đạo (HĐ) Canada do sự lãnh đạo của trưởng Lê-Phục-Hưng. Từ Tùng-Nguyên IV đến VII, chương-trình huấn-luyện và điều-hành theo hệ-thống huấn-luyện HHR của HĐ Hoa-Kỳ.
- Tùng-Nguyên IV (2001) với khóa-trưởng Nguyễn-Tấn-Đệ, tại Camp Tanah-Keeta, West Palm Beach, Florida.
- Tùng-Nguyên V (2005) với khóa-trưởng Nguyễn-Việt-Nicholas, tại Emeral Bay, Catalina Island, California.
- Tùng-Nguyên VI (2010) với khóa-trưởng Lý-Nhật-Hui, tai Goshen Scout Reservation, Virginia.
- Tùng-Nguyên VII (2013) với khóa-trưởng Trần-Văn-Long, tại Rancho Alegre, Santa Barbara, California.
I. TỔ-CHỨC
Một khóa Huy-Hiệu-Rừng cho Thế-Kỷ Thứ 21 được chuẩn-bị và thực-hiện qua nhiều giai-đoạn. Trong trường-hợp khóa không thực-hiện được ví-dụ như không đủ ít nhất 30 khóa-sinh trước 30 ngày hay có một biến-cố đưa đến không mở được khóa trong thời-điểm được xác-định trong đơn mở khóa, tất cả thủ-tục phải làm lại từ đầu.
1. Khởi-đầu
- Đơn Mở Khóa: Châu (Council) địa-phương hay Liên-Châu (Cluster; gồm nhiều Châu) nộp đơn xin mở khóa. Trong đơn ghi rõ tên của trưởng được đề-cử làm khóa-trưởng, địa-điểm mở khóa và ngày mở khóa. Đơn được gửi cho Uỷ-Ban Huấn-Luyện Khu-vực (Area), chuyển lên Vùng (Region) và sau đó sẽ được gửi về Uỷ-Ban Huấn-Luyện Quốc-Gia để hoàn-tất sự chấp-thuận việc mở khóa với danh-số riêng của khóa.
- Đặc-Biệt Tùng-Nguyên: Đơn xin mở khóa do Ủy-Ban Quốc-Gia HĐVN (National Vietnamese Scouting Committee) và nộp cho Uỷ-Ban Huấn-Luyện Quốc-Gia. Tuy nhiên, cũng cần được chuẩn-thuận của Châu, Khu-vực và Vùng nơi khóa dự-trù-tổ chức.
- Mời trưởng cộng-tác giúp khóa: Khóa-trưởng bắt đầu liên-lạc và mời các trưởng giúp khóa. Các trưởng được mời và nhận lời giúp khóa gọi chung là các trưởng phụ-tá “Staff”(1) hay ban huấn-luyện của khóa. Việc chọn mời các trưởng vào ban huấn-luyện, người khóa-trưởng có thể hỏi ý-kiến đóng góp của trưởng Cố-Vấn (Staff Advisor: Người làm việc chuyên-nghiệp của HĐHK có nhiệm-vụ giúp khóa để bảo-đảm khóa được tổ-chức theo đúng tiêu-chuẩn và nội-dung) hay/và trưởng Tư-Vấn cho Khóa-Trưởng (Mentor to the Course Director), nhưng quyền quyết-định vẫn do người khóa-trưởng.
- Nộp danh-sách trưởng cộng-tác cho Châu (Council) hay Liên-Châu để được chấp-thuận.
- Tham-dự Hội-Nghị Khóa-Trưởng: Tất cả các khóa-trưởng cần phải tham-dự Hội-Nghị Khóa-Trưởng (Course Director Conference) trước năm mở khóa. Khóa Huy-Hiệu-Rừng do các Châu hay Liên-Châu mở thuộc Khu-Vực (Area) nào thì tham-dự hội-nghị do khu-vực đó tổ-chức thường vào tháng Mười hay Tháng Mười Một hằng năm. Mặc dù không bắt-buộc, nhưng các trưởng nhất là các trưởng chính của khóa cần nên tham-dự hội-nghị cùng với khóa-trưởng. Trước khi bế-mạc hội-nghị, khóa-trưởng và trưởng cố-vấn được giới-thiệu với toàn thể trưởng tham-dự. Người khóa-trưởng tuyên-thệ và ký giấy bảo-đảm sẽ thực-thi theo đúng tiêu-chuẩn, nội-dung. Chịu trách nhiệm hướng-dẫn các trưởng phụ-tá (staff) dựa theo thủ-bản huấn-luyện của khóa Huy-Hiệu-Rừng cho Thế-Kỷ Thứ 21.
- Loan báo mở khóa với đơn ghi-danh, lệ-phí, thời-gian và địa-điểm.
2. Chuẩn-bị
Khóa-trưởng soạn-thảo kế-hoạch làm việc với các trưởng phụ-tá chính:
- Thiếu-Phó Đặc-Trách Chương-Trình (ASM Program):
- Lập chương-trình (thời-khóa-biểu) những ngày và những kỳ cắm-trại ban huấn-luyện sinh-hoạt và thực-tập,
- Chương-trình chi-tiết hằng ngày kể các giờ giấc thuyết-trình, trò chơi, sinh-hoạt, ăn uống nghỉ ngơi trong suốt thời-gian khóa mở cho đến khi kết-thúc.
- Dự-thảo phân-công các trưởng phụ-trách đề-tài thuyết-trình hay hướng-dẫn.
- Thiếu-Phó Đặc-Trách Hỗ-Trợ/Sắp-xếp (ASM Support/Physical Arrangement): Phân chia chỗ học, chỗ sinh-hoạt, chỗ ăn uống, chỗ cắm-trại đội, ngủ-nghỉ. Nghiên-cứu các vấn-đề an-toàn, an-ninh, bảo-vệ sức-khỏe và tiện-ích đời-sống trong khóa.
- Thiếu-Phó Đặc-Trách Trưởng Hướng-Dẫn Đội (ASM Troop Guides): Chương-trình chuẩn-bị, thực-tập và giúp các trưởng Hướng-Dẫn Đội.
- Thủ-Cụ (Quatermaster):
- Ngân-khoản khóa, gồm có việc chi-thu, bao gồm cả lệ-phí ghi-danh, vật dụng cần mua, quà lưu-niệm.
- Chuẩn-bị vật-dụng cho từng lớp thuyết-trình, sinh-hoạt và trò-chơi.
- Thực-phẩm và ăn uống.
- Thư-Ký (Scribe):
- Chuẩn-bị các tài-liệu thông-tin, tài-liệu in trước phát cho khóa-sinh khi nhập-trại.
- Chuẩn-bị cách-thức thực-hiện Báo Hằng Ngày (Gazette) trong trại.
- Đội-Trưởng-Nhất (Senior Patrol Leader): Chương-trình điều-hành thiếu-đoàn.
Khóa-trưởng liên-lạc thường xuyên với tất cả phụ-tá:
- Theo dõi số khóa-sinh ghi-danh và báo tin trong những thời-điểm 90 ngày, 45 ngày và 30 ngày trước khóa.
- Khuyến-khích các phụ-tá hoàn-thành những công-việc trong thời-gian chuẩn-bị.
- Xem lại tất cả những tài-liệu sẽ phân-phát trong khóa.
- Xem lại toàn-bộ chương-trình, thời-khóa-biểu, nội-dung giảng-dậy.
3. Ban huấn-luyện sinh-hoạt và thực-tập
Theo thủ-bản, ban huấn-luyện phải sinh-hoạt với nhau ít nhất là 3 ngày trong đó có 1 lần đi trại cuối tuần và thường được tổ-chức ngay tại địa-điểm mở khóa. Nhưng thực-tế ban huấn-luyện thường gặp nhau hay đi trại nhiều hơn nhiều, tùy theo yêu-cầu của khóa-trưởng. Thời-gian này gọi là thời-gian “Phát-triển trưởng phụ-tá” (Staff Development) hay “Phát-triển ban huấn-luyện”.
Thời-gian này gồm có những công việc chính:
- Bàn-thảo và quyết-định cách-thức việc tổ-chức có tính cách riêng biệt của khóa mà không đi ngược lại tiêu-chuẩn và nội-dung của khóa.
- Thực-tập: Để bảo-đảm cho khóa được hiệu-năng cao, ban huấn-luyện cùng thực-tập với nhau như đúng chương-trình trong khóa.
- Các nghi-thức như chào-cờ, lễ ấu lên thiếu, v.v…
- Tất cả các trò-chơi hay những sinh-hoạt chính trong khóa.
- Các đề-tài do mỗi trưởng phụ-trách được lần lượt thực-tập thuyết-trình trước ban huấn-luyện giống như sẽ được thuyết-trình trước khóa-sinh. Sau mỗi bài thực-tập, các trưởng khác sẽ đóng góp ý-kiến chia-sẻ thêm để mỗi đề-tài được hoàn-hảo hơn. Đôi lúc đề-tài hay trưởng phụ-trách cần phải thực-tập thuyết-trình lại.
- Đặc-biệt Tùng-Nguyên: Vì các trưởng không ở chung vùng nên những ngày gặp nhau hàng tháng hơi khó khăn. Ban huấn-luyện chỉ gặp nhau vào một buổi trại cuối tuần và toàn ban nhập-trại 4 ngày trước ngày mở khóa để tiếp-tục thực-tập và chuẩn-bị trước khi khóa-sinh nhập trại. Ngoài ra, ban huấn-luyện còn hội-họp theo vùng, liên-lạc thêm với nhau qua điện-thư, qua các buổi họp trên điện-thoại (tele-conference).
Trong thời-gian sinh-hoạt và thực-tập trước ngày nhập-trại, ban huấn-luyện còn phải thực-hiện thêm việc xây-dựng, trang-trí, chuẩn-bị và tiếp đón khóa-sinh.
- Đặc-biệt Tùng-Nguyên: Vì các trưởng không ở chung vùng nên những ngày gặp nhau hàng tháng hơi khó khăn. Ban huấn-luyện chỉ gặp nhau vào một buổi trại cuối tuần và toàn ban nhập-trại 4 ngày trước ngày mở khóa để tiếp-tục thực-tập và chuẩn-bị trước khi khóa-sinh nhập trại. Ngoài ra, ban huấn-luyện còn hội-họp theo vùng, liên-lạc thêm với nhau qua điện-thư, qua các buổi họp trên điện-thoại (tele-conference).
Để biết thêm:
Một trong những điều-kiện phục-vụ trong ban huấn-luyện các khóa HHR, các trưởng cần phải học thêm khóa “Trainer’s EDGE” hay đã hoàn-tất khóa này trong vòng 3 năm trước khóa đi phục-vụ. Khóa Trainer’s EDGE được tổ chức hằng năm do Châu hay Liên-Châu tổ-chức. (Trainer’s EDGE là tên chính-thức của khóa huấn-luyện cho các trưởng huấn-luyện)
- Đặc biệt Tùng-Nguyên: Để tiện cho các trưởng trong ban huấn-luyện, khóa Trainer’s EDGE được mở riêng ngay trong ngày đầu của thời-gian “Phát-triển ban huấn-luyện”.
4. Khóa chính-thức
Khóa Huy-Hiệu-Rừng gồm có 2 phần:
- Phần huấn-luyện tại trại: Khóa Huy-Hiệu-Rừng trên nguyên-tắc là khóa 6 ngày, nhưng vì nhu-cầu thuận-tiện nhất là vì việc làm, nên thông-thường các khóa được tổ chức thành 2 lần cách-quãng, mỗi lần 3 ngày trại với một hay hai tuần nghỉ ở nhà hay sinh-hoạt đội giữa hai kỳ trại.
- Đặc-biệt Tùng-Nguyên: Tất cả các khóa Tùng-Nguyên từ IV đến Tùng-Nguyên VII, phần huấn-luyện tại trại được tổ chức theo chương-trình 6 ngày liên tục.
- Phần mỗi khóa-sinh tiếp-tục hoàn-tất qui-ước(ticket) của mình. Phần này tối-thiểu phải 6 tháng và tối-đa 18 tháng sau khi rời trại huấn-luyện. Khi một khóa-sinh hoàn-tất qui-ước của mình, khóa-sinh báo-cáo cho trưởng Hướng-Dẫn của đội mình biết, trưởng Hướng-Dẫn chấp-thuận và chuyển cho Đội-Trưởng-Nhất và Khóa-Trưởng để tổ-chức lễ trao HHR.
5. Kết-thúc khóa
18 tháng sau phần huấn-luyện tại trại, khóa-trưởng tuyên-bố chính-thức chấm-dứt khóa cũng như chấm-dứt nhiệm-vụ của toàn ban huấn-luyện khóa. Trong tháng thứ 19, khóa-trưởng phải hoàn-tất việc báo-cáo chi-tiết của khóa với Chủ-Tịch Ủy-Ban Huấn-Luyện Khu-Vực (Area), Văn-phòng Châu hay Liên-Châu và Văn-Phòng HĐ Quốc-Gia.
- Đặc- biệt Tùng-Nguyên: Báo-cáo cho Ủy-Ban Huấn-Luyện Quốc-Gia.
II. BAN HUẤN-LUYỆN
Mỗi một khóa HHR có những nét đặc-thù riêng, trường-hợp các trưởng giúp khóa cũng thế, tùy theo lời mời của khóa-trưởng, các trưởng giúp cho một khóa chỉ có thể được gọi là thành-viên trong ban huấn-luyện cho khóa đó mà thôi, KHÔNG CÓ TÍNH-CÁCH VĨNH-VIỄN. Tuy nhiên mỗi cá nhân có thể được mời gọi phục-vụ cho nhiều khóa khác nhau và do mỗi khóa-trưởng mời riêng. Đối với HĐHK, tất cả các trưởng giúp cho một khóa HHR đều được gọi là Phụ-Tá Khóa-Trưởng HHR (Wood Badge Assistant Course Director) với nhiệm-vụ khác-biệt.
Kể từ cuối năm 2006, trưởng được mời phục-vụ dựa trên tiểu-chuẩn chính: đang là thành-viên của Hội HĐHK, đã hoàn-tất khóa HHR cho Thế-Kỷ Thứ 21 hay đã tùng phục-vụ cho khóa HHR cho Thế Kỷ Thứ 21. Các trưởng đã hoàn-tất hay đã chỉ phục-vụ cho các khóa HHR cũ kể như không đủ điều-kiện để phục-vụ trong khóa mới. Riêng trong thời-gian chuyển-tiếp từ đầu từ năm 2001 đến cuối năm 2006, các trưởng có HHR cũ được tham-dự trong việc huấn luyện.
Số trưởng trong ban huấn-luyện của mỗi khóa không có qui-định là bao nhiêu người. Trong thủ-bản chỉ đòi hỏi phải có một số trưởng với trách-vụ bắt buộc phải có. Thủ-bản cũng đề nghị thêm nên chọn 1/3 số trưởng mới chưa phục-vụ cho khóa HHR bao giờ để giúp họ phát-triển thêm và khuyến-cáo không nên chọn quá nhiều người. Việc chọn bao nhiêu người tùy theo quyết-định của khóa-trưởng.
Khóa HHR được tổ-chức theo khuân-mẫu của một thiếu-đoàn, nên một số trưởng đóng vai của người lớn (ví dụ) như thiếu-trưởng và thiếu-phó, một số trưởng trong ban huấn-luyện đóng-vai như những em trong một thiếu-đoàn (ví-dụ như đội-trưởng-nhất, hướng-dẫn đội, thư-ký, vv…).
1. Trưởng bắt-buộc cần phải có cho mỗi khóa HHR:
- Khóa-Trưởng (Course Director), cũng được gọi là Thiếu-Trưởng (Scoutmaster) Thiếu Đoàn Gilwell Số 1
- Thiếu-Phó Chương-trình (Assistant Scoutmaster/Program)
- Thiếu-Phó Hỗ-Trợ/Sắp-xếp (Assistant Scoutmaster/Support and Physical Arrangement)
- Thiếu-Phó đặc-trách Trưởng Hướng-Dẫn (Assistant Scoutmaster/Troop Guides )
- Đội-Trưởng-Nhất (Senior Patrol Leader)
- Thư-Ký (Troop Scribe)
- Thủ-Cụ (Troop Quartermaster)
- Hướng-Dẫn Đội (Troop Guide) cho mỗi đội.
2. Trưởng phụ-tá được mời thêm tùy theo nhu-cầu và quyết-định của khóa-trưởng nhất là trong trường-hợp có đông khóa-sinh:
- Thêm các trưởng trong các trách vụ như: Đội-Trưởng Nhì (Assistant Senior Patrol Leader), trưởng phụ-tá Thủ-Cụ (Assistant Troop Quatermaster), Phụ-tá Thư-Ký (Assistant Troop Scribe).
3. Trưởng Cố-Vấn (Staff Advisor) đại-diện hội HĐHK cũng cần phải có.
4. Trưởng Tư-Vấn Cho Khóa-Trưởng (Mentor to the Course Diretor): Nếu có sự yêu-cầu của Châu và Chủ-Tịch Ủy-Ban Huấn-Luyện Châu hay Liên-Châu. Tuy nhiên nếu Châu không yêu-cầu, khóa-trưởng vẫn có thể mời một trưởng làm trưởng Tư-Vấn.
5. Trưởng Giảng Dậy (Instructor)
6. Người chuyên-môn:
- Những người giúp về các công việc chuyên-môn như bác-sĩ, y-tá, vv. và không phải là Trưởng Phụ-Tá khóa.
Tất cả các trưởng trong mục 1, và 2 phải luôn có mặt khi khóa bắt-đầu phần huấn-luyện tại trại cho đến lúc khóa chấm-dứt. Các trưởng khác tuy không bắt-buộc nhưng luôn được khuyến-khích ở luôn trong trại trong thời-gian có khóa-sinh.
Ngoài trưởng Cố-Vấn (Staff Advisor) và Khóa-Trưởng (Course Director) được bổ-nhiệm cho một khóa, tất cả các trưởng trong ban huấn-luyện do khóa-trưởng chọn mời.
Trần Văn Long
Ngày Lễ Tạ Ơn 2013
http:\\hd.langhue.org
__________
Ghi Chú:
(1) Hội Nam HĐHK không có Toán hay Ban Huấn-Luyện chung mà chỉ có Ủy-Ban Huấn-Luyện Đạo (District Training Committee), Ủy-Ban Huấn-Luyện Châu (Council Training Committee) chịu trách-nhiệm phối-hợp và tổ-chức các khóa huấn-luyện trong Châu. Riêng Ủy-Ban Huấn-Luyện Khu-Vực, Miền hay Quốc-Gia (Area, Region and National) thông thường chỉ chuẩn-phê và theo dõi các khóa huấn-luyện hay tổ-chức các hội-nghị liên-quan đến huấn-luyện ví dụ như Hội-Nghị Khóa-Trưởng (Course Director Conference), có Khu-Vực (Area) còn mở rộng thêm cho tất cả trưởng huấn-luyện nên còn gọi là Hội-Nghị Trưởng Huấn-Luyện (Trainer’s Conference). Các trưởng sẽ phục vụ khóa vào năm kế tiếp luôn được khuyến-khích tham dự hội-nghị.
Tham khảo:
Thủ-bản huấn-luyện HHR (Wood Badge for the 21st Century 2012, Administrative Guide and Staff Guide, 2011 Edition)