langhuehd 125x50

SỰ HUẤN LUYỆN TRẺ LIÊN TỤC VÀ TIỆM TIẾN CỦA PHONG TRÀO HĐVN

  • Cơ sở lý luận:

Bất kỳ một Trưởng Hướng đạo nào, khi cầm một đoàn trong các ngành HĐVN, thì đều cần biết nội dung – phương pháp….được huấn luyện liên tục và tiệm tiến ra sao. Để từ đó khi huấn luyện một lứa tuồi nào, ta có thể biết các ngành bên dưới được huấn luyện gì, từ đó ta kế thừa và nâng cao. Và ta cũng phải biết các ngành bên trên sẽ HL gì… để ta không HL những nội dung mà ngành đó sẽ HL trong tương lai.

Văn bản này giúp các Trưởng HĐ cầm đoàn hay giữ các chức vụ: UV Ngành, LĐ Trưởng, Đạo trưởng có cơ sở để chỉ đạo, HL cho các Tr của mình đi đúng PP HL tiệm tiến cua PT HĐVN.

 

NỘI DUNG
ẤU
THIẾU
KHA
TRÁNG
Hạn tuổi
6 -> 11
11 -> 17
16 -> 18
17 -> 25
Nguyên tắc: Không giữ đoàn sinh quá tuổi ở lại đoàn.

Năm Thành lập:

  • Thế Giới
  • Việt Nam

 

  • 1913 Tại Anh.
  • 1934 Tại Hà Nội.

 

  • 01/8/1907 Đảo Browsea.
  • 9/1930 tại Hà Nội.

 

  • 1946.
  • 1965 Hội nghị Huynh trưởng Việt Nam.

 

  • 1919 Tại Anh cùng nữ HĐ.
  • 11/1935 Tại Hải Phòng.

Mục Đích

Đào tạo thế hệ trẻ VN theo Nguyên Lý HĐ

Là vườn ươm HĐS:

  • Làm nảy nở mọi khả năng.
  • Hình thành nhân cách căn bản và thói quen tốt.

Đào tạo thiếu niên có phẩm chất tốt.

  • Nếp sống kỷ cương.
  • Mẫu mực trong mọi hoàn cảnh không gian, thời gian.
  • Là nền tảng phong trào.
  • Đào tạo thiếu niên lớn:

+ Tính chất hướng thiện. + Tự nguyện khai phá. + Có: sức khỏe, tháo vát, thực tế.

  • Là vườn ươm Trưởng cho phong trào.
  • Giúp thanh niên bổ túc kiến thức, vốn sống.
  • Hướng thanh niên đến sự nghiệp, tình yêu.
Châm Ngôn
Gắng Sức
Sắp sẵn
Khai phá
Giúp ích

Tâm lý:

Với thế kỷ 21 đã thay đổi rất nhiều. Vì thế Trưởng cần quan sát, nghiên cứu, hội thảo với các Huynh trưởng trong Liên đoàn, trong Đạo…để tìm ra biện pháp thích ứng giáo dục cho trẻ thời nay.

  • Tuổi chót của Ấu thời.
  • Lưu ý ngoại cảnh , sự vật
  • Sắp sếp các sự vật hợp lý,
  • không hỏi tại sao nhưng tự tìm ra giải pháp.
  • Tuổi bịa đặt, tưởng tượng, nói láo, độc ác, ích kỷ.
Dùng truyện rừng xanh để thoả mãn xu hướng – tâm lý sói con
  • Tuổi khó khăn, tuổi dậy thì. Tâm lý phức tạp; ích kỷ, tự đắc, vênh vang, muốn khoe mình
  • Có tính phản kháng, chống đối, thích lời khen tặng, chăm chú đến chuyện liên quan đến Danh dự.
  • Không kiên nhẫn, không kính nể ai, dễ chán và nghi ngờ mình
  • Yêu người, thích việc nghĩa
  • Khâm phục anh hùng và ý tưởng cao kỳ.
  • Tuổi hướng nội, mơ mộng, sống ngoài thực tại.
  • Muốn tự lập.
  • Có suy nghĩ cá nhân.
  • Yêu thẩm mỹ.
  • Không hợp hoàn cảnh tưởng tượng hay xã hội giả tạo.
  • Vừa hướng nội vừa hướng ngoại.
  • Có tinh thần: Hướng thượng, xã hôi.
  • Mơ ước sự tốt đẹp, hoạt động vì nghĩa.
  • Hay lý tưởng và anh hùng rơm.
  • Bắt đầu chuẩn bị vào đời. Có óc thực tế.
  • Tâm hồn rộng rãi vị tha.
Tận tuỵ với gia đình, công việc.
Số lượng (Tối đa)
24 Sói con
32 Thiếu sinh
30 Kha sinh
40 Tráng sinh
Được chia thành
  • 4 đàn
  • Đàn là nền tảng của bầy.
  • 4 đội
  • Đội là đơn vị họat động chính.
  • Đội hợp thành Thiếu đoàn.
  • 5 tuần
  • Tuần là đơn vị chính.
  • Tuần hợp thành Kha đoàn.
  • 4 Toán
  • Nhóm thanh Niên tự lại thành 1 toán và bầu ra 1 toán trưởng.

Được điều khiển và
huấn luyện bởi.

  • Đoàn trưởng: Akéla
  • Đoàn phó: Baloo, Bagherra; Kaa, Chil …

Đầu đàn, Thứ đàn:

  • Dự họp với ban sói già.
  • Đựơc xuất du đầu đàn.
  • Giúp sói già việc đơn giản.

Akéla: giao cho nữ phụ trách như vai trò người Mẹ.

Đội trưởng, Đội phó:

  • Điều khiển đội và Huấn luyện đội sinh.
  • Đề nghị các hoạt động của đoàn.

Tuần trưởng, tuần phó:

  • Điều khiển Tuần và Huấn luyện Kha sinh.
  • - Tập sụ quyết định các vấn đề của đoàn.

Toán trưởng.

  • Lên kế hoạch phối hợp các hoạt đông toán.
  • Đề nghị Hội đồng Tráng đoàn những việc chung.

Cố vấn Toán:

Tráng trưởng, Tuyên úy hay Thầy giáo Hạnh

Phụ trách Đoàn
 
  • Thiếu trưởng - Th.phó 1,2
  • Đội trưởng nhất.
  • - Kha trưởng, - Kha phó 1, 2.
  • - Chánh Tuần trưởng.

 

Phưong Pháp và
Nội dung Huấn Luyện

 Vận dụng các cần trục của Phương pháp HĐ

Giáo dục qua:

  • Khung cảnh thiên nhiên có tính cách ly kỳ của khung cảnh rừng, tươi mát của câu chuyện rừng xanh.
  • Sụ hồn nhiên, vui vẻ. Trò chơi theo tập tục của Mowgli.
  • Lời nói, ngôn ngữ được biểu thị qua hành động (trẻ chưa biết lý luận, chỉ biết bắt chước)
  • Nếu cần chia thành nhóm nhỏ huấn luyện.

Áp dụng triệt để phương pháp hàng đội để rèn luyện nhân cách Thiếu niên qua:

  • Luật và lời hứa HĐ.
  • Học và thực hành qua trò chơi, đẳng thứ và chuyên hiệu.
  • Thi đua không ganh đua.
  • Đội trưởng, Đội phó dự phần huấn luyện đội sinh.
  • Có thể chia nhóm Thiếu đoàn huấn luyện chung.
  • Cần thì mời chuyên gia, chuyên môn huấn luyện.
  • Đội trưởng đội kiểu mẫu là Thiếu trưởng.

Giống ngành Thiếu Nhưng nâng cấp cao hơn, ngoài ra cần:

  • - Tổ chức Hội đàm, hội học, hội luận để tổng hợp ý kiến Kha sinh.
  • - Vận dụng nhân lực kha sinh để khai phá điều cần rèn luyện.
  • Tạo tinh thần trách nhiệm với gia đình và phong trào Hướng đạo.
  • Tuần trưởng, Tuần phó phụ trách huấn luyện Kha Sinh.
  • Cần thì mời chuyên gia về huấn luyện.
Kha trưởng là Tuần trưởng kiểu mẫu.

Vận dụng phương pháp hàng đội tự trị để toán Tráng rèn luyện Tráng sinh:

  • Sống cộng đồng Huynh đệ ngoài trời và phục vụ.
  • Kiện toàn nhân cách qua qui ước tu thân:
  • + Phát triển khả năng.
  • + Tôi luyện bản lĩnh.
  • + Hun đúc ý thức và ý chí phục vụ tha nhân.
  • Bảo huynh là người trực tiếp huấn luyện dự tráng và Tráng Sinh.
  • TS Lên Đường có vai trò quan trọng trong hoạt động Toán.

Toán lãnh đạo trong đoàn phụ trách mọi hoạt động TĐ.

Chương trình HL:

  • Gây cho trẻ tinh thần tự chủ.
  • Tập cho trẻ một thân thể dẻo dai, nhanh nhẹn, sinh động, tinh thần tập thể với khả năng biết phục vụ

Chương trình Đẳng thứ

Vận dụng giáo dục 5 mục tiêu của Nguyên lý HĐ cho Đoàn sinh

Sói con không phải là HĐS.

  • Sói giò non: 4 – 6 tuần cho tuyên hứa Sói con.
  • Sói 1 sao: trong vòng 6 tháng
  • Sói 2 sao: trong 1 năm.
Sau đó Sói lấy chuyên hiệu và lên Thiếu đoàn lúc 12 tuổi.
  • HĐ Tân sinh: Chậm nhất 6 tuần phải qua.
  • HĐ hạng nhì: từ 6 tháng đến 1 năm.
  • HĐ hạng nhất: từ 1 năm đến 2 năm.
  • HĐ Việt Nam: từ 1 năm đến 2 năm và có ít nhất 6 chuyên hiệu.
Thiếu sinh khi có hạng nhì bắt đầu lấy chuyên hiệu Thiếu.
  • Dự Kha: từ 4 đến 6 tuần phải qua.
  • Tân Kha: (tương đương hạng nhì của Thiếu) từ 3 đến 6 th.
  • Thuần Kha: (tương đương hạng nhất của Thiếu) 1 năm trở lên.
  • Kha tiền phong: có Thuần kha va lấy 5 chuyên hiệu Kha.
  • Kha nghĩa sĩ: có Kha tiền phong và lấy 6 chuyên hiệu Kha.
  • Kha Lạc Hồng: có Kha Nghĩa sĩ và được Hội đồng Đạo xem xét.
  • - Dự Tráng: Ở ngoài vào 18 thg.
    • Tân Tráng-Kha lên: 6 tháng.
  • Tráng sinh: bắt đầu làm QUTT và chọn một nghề: tối thiểu 18 tháng
  • Tráng sinh Lên Đường:
    • Phải làm chương trình tiêu chuẩn Tráng 7 cơ sở.
    • Nằm trong Hội đồng Tráng đoàn.

Chú ý: Đến 25 tuổi dù Lên đường rồi hay chưa Lên đường cũng ra khỏi Tráng đoàn.

  Đây là chương trình Hóa Tiệm tiến mà đoàn sinh phải tuần tự trải qua. Đẳng thứ Tráng sinh: Tự làm qui ươc Tu thân với Bảo huynh.

Chuyên hiệu:

Khuyến khích hướng nghiệp và chọn nghề tương lai cho HĐS.

Khuyến khích Sói con hướng nghiệp

Khi Sói con có 2 sao sẽ lấy các chuyên hiệu trong 4 loại, mỗi loại có 6 chuyên hiệu:

  • Thông minh.
  • Khéo tay.
  • Giúp ích.
  • Sức khoẻ.

Bắt đầu hướng nghiệp cho thiếu sinh.

Khi thiếu sinh có HĐ hạng nhì thì bắt đầu lấy chuyên hiệu trong 6 loại:

  • Đời sống trại (6 chuyên hiệu)
  • Thiên nhiên thôn dã (16 chuyên hiệu)
  • Hoạt động khoẻ (8 chuyên hiệu)
  • Khéo tay (22 chuyên hiệu)
  • Kỹ nghệ Văn hoá (9 chuyên hiệu)
  • Giúp ích (9 chuyên hiệu)

Hướng cho Kha sinh chọn nghề.

Khi Kha sinh có dự kha thì phải chọn 2 chuyên hiệu chính và phụ. Trng 6 hướng nghề:

  • Thiên nhiên: mộc, nề, nông, lâm.
  • Thể thao: võ, ngựa, kiếm, bóng.
  • Nghệ thuật: đúc, hội hoạ, sơn mài…
  • Kỹ thuật: thợ nguội, thợ điên, vi tính…
  • Cấp cứu: cứu thương, cấp cứu chết đuối…
  • Giao tế: ngoại ngữ, ảnh, điện ảnh, âm nhạc…

Khi là Tráng sinh thì phải học nghề qua các xưởng của tráng đoàn gồm các xưởng:

  • Hùng biện
  • Bóng: chuyền, tròn, bóng bàn
  • Ngoại ngữ
  • Vi tính
  • Cấp cứu, cứu hoả
  • Điện ảnh
  • Thực vật học
  • Khiêu vũ
  • Vi sinh học…
Sách cần đọc của
các trưởng đơn vị.
  • Chuyện rừng xanh của Ruydard Kiphing.
  • Sách Sói con của Bipi 1916
Hướng đạo cho trẻ em của Bipi Đường Thành công - BP
  • Đường thành công - BP
  • Hướng dẫn vào nghề Trưởng Hướng Đạo - BP

II. ĐỀ TÀI HỘI LUẬN:

1/ Phong trào Hướng đạo trên thế giới có một số nước tổ chức thêm ngành nhi: Tuổi từ 4 đến 6. Với biểu tượng là Hải Li; có chiều Hướng bỏ ngành Kha và ngành Tráng, thay vào đó lập ra đoàn Tráng huynh hay ngành Trưởng. Theo anh chị phong trào Hướng đạo Việt Nam hiện nay:

  • Có nên bỏ ngành Kha và ngành Tráng không? Tại sao?
  • Có nên tổ chức ngành Nhi và Đoàn ngành Trưởng không? Tại sao?

2/ Phương cách tổ chức: đoàn, Ấu, Thiếu, Kha, Tráng; liên đoàn, Đạo, Châu.

3/ Theo thời đại phát triển ngày nay, theo lứa tuổi các cấp học của Việt Nam: Tuổi các ngành Hướng đạo Việt Nam hiện nay có thể qui định như sau: Hải Li: 4-> 5 tuổi (mẫu giáo); Ấu: 6-> 10 tuổi ( cấp 1); Thiếu: 11->14 tuổi ( Phổ thông cơ sở); Kha: 15->17 tuổi ( Phổ thông trung học); Tráng: 18-> 25 tuổi (Đại học, Cao đẳng hay đi lam). Anh chị có ý kiến gì? Vì sao? Nếu Liên đoàn không tổ chức Kha đoàn thì đến tuổi nào cho Thiếu lên Tráng.

4/ Anh chị hay đọc chương trình đẳng thứ và chuyên hiệu của ngành Ấu, Thiếu và 6 Hướng nghề của ngành Kha. Theo anh chị, với sự tiến bộ xã hội ngày nay anh chị có thêm bớt gì về nội dung trên mà Hội Hướng đạo Việt Nam đã qui đinh trước đây? Lý do? Còn qui ước Tu thân của Tráng sinh còn tác dụng trong phương pháp Huấn luyện ngành Tráng không? Tại sao? Một tráng sinh làm bao nhiêu qui ước Tu thân mới lên đường?

Nha Trang - Tháng 3 năm 2009
Trần Gia Tú