langhuehd 125x50

 

TỔNG LƯỢC LỊCH SỬ NỮ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

                                                                                               Trần-Bạch-Bích

1 THỜI KỲ MỞ ĐƯỜNG

1930-1936

Người đầu tiên gia nhập HĐ làm bầy trưởng Sói con tại Hà Nội là chị Lê Thị Tân (họa sĩ, sau thành hôn với trưởng Ngô Thế Tân, qua đời năm 1986 tại Pháp). Tiếp đến chị Thái Bá Lộc (phu nhân anh Thái Bá Lộc, Đạo trưởng đạo kiếm hồ, Hà Nội), chị sang lập cơ sở cung cấp đồng phục và dụng cụ HĐ cho miền Bắc.

1937-1940

Chị Ngô Thị Chi là người đầu tiên gia nhập Nữ HĐ trong đoàn nữ HĐ Công Giáo Pháp tại Hải Phòng (1936-1937). 1937 – Đoàn Nữ HĐ tiên khởi Bạch Liên (Sen Trắng) thành lập tại Hà Nội, do chị Nguyễn Tâm Đan (đồng phục:áo dài VN và quần trắng, khan quàng màu lá sen, nón lá VN). 1938-Đoàn Nữ HDVN Công Giáo thành lập tại Giáo xứ Hàm Long (Hà Nội) do linh mục Depaulis Hương và chị Nguyễn Quảng (Trần Thị Sá) Làm Đoàn Trưởng (đồng phục theo Nữ HĐ Công giáo Pháp).

    Cà hai nữ đoàn trên chỉ hoạt động khoảng 9-10 tháng rồi tự động giải tán .Trong giai đoạn này không thấy có nữ Bầy Trưởng Sói con.

1941-1945

Phái nữ tái xuất hiện trong hàng ngũ Bấy trưởng Sói con, tuy còn rất ít. Hai chị Nguyễn Thị Nghiên (Thanh Hóa) và Trần Bạch Bích (Hải Dương) là hai nữ Bầy Trưởng đầu tiên được cấp bằng Bạch Mã (1943-1944). 1943--- Một Nữ Trưởng Đoàn VN thành lập tại Hà Nội do chị Meyer May. Ủy viên Nữ HĐ Thế lực Pháp , gồm các chị Phạm Thị Thành , Trịnh Hữu Ngọc (Trần Thị Khang). Phạm Biểu Tâm (Tôn Nữ Tuyết Lê). Nguyễn Thị Xiêm, Huỳnh Bá Dưỡng (Tôn Nữ Thị Giàu ), Trần Thị Mai …. Một khóa huấn luyện Nữ HĐ được tổ chức tại trại Trường Bạch Mã do chị Meyer May hướng dẫn(1943). 1945- Các biến cố chính trị(và nạn đói tại miền Bắc) làm ngưng trệ sinh hoạt và gây khủng hoảng trong hàng ngũ HĐVN. Trong giai đoạn này, các nữ Bầy Trưởng Sói con được hướng dẫn bởi các Ủy viên Ngành Ấu của HĐ Pháp là các chị Chauvet (Nam), Chenevier (Trung), Schlemmer và Rivoalen (Bắc).

1946-1950

Vì Đại khủng hoảng chính trị trong nước, tiếp đến chiến tranh Việt Pháp ,HĐVN đình chỉ mọi sinh hoạt tại Bắc và Trung . 1947--- tại Saigon,HĐ phục hồi sinh hoạt, chị Ngô thị Chi thành lập một đoàn Nữ HĐVN.

1950-1952

Cuối năm 1950, một số Trưởng kỳ cựu vận động tái lập HĐ tại các vùng “quốc gia” từ Bắc vào Nam (Hà Nội – Huế ). 1952---Tráng Đoàn Bạch Đằng thành lập tại Hà Nội do trưởng Trần Trung Du, kết hợp cả 2 phía Nam và nữ . Toán nữ tráng có chị Phạm Thị Thân, Trần Thị Năm và Lê Thị Thục (về sau tham gia Hội Nữ HĐVN thành lập tai miền Nam).

II-THỜI KỲ HÌNH THÀNH

1953-1954: Khởi xướng và phát động.

Tháng 8-1953.

Hội Nghị Trưởng HĐVN (nam HĐ) nhóm họp tại Đồi Tùng Nguyên, Đà Lạt (do trưởng Trần Điền triệu tập, dưới hình thức một trại Họp Ban Trưởng HĐVN, có thêm phần ôn luyện và hội luận): Trưởng Mai Liệu đề nghị thành lập Nữ HĐ, lý do danh xưng HĐVN phải bao gồm cả hai phái chứ không dành riêng cho phái Nam. Đề nghị được đa số tán đồng và hội nghị trao cho trưởng Mai Liệu đảm trách việc thực hiện. Hai trưởng Nguyễn Chữ và Nguyễn Xuân Long nhiệt liệt hưởng ứng và tự nguyện phụ giúp trong việc thành lập các đơn vị Nữ HĐ tại Saigon và Hà Nội.

Ít tháng sau Hội nghị trưởng Nguyễn Xuân Long thành lập thiếu đoàn Mê Linh tại Hà Nội, do chị Nguyễn Thị Thục làm Đoàn Trưởng (sinh hoạt cho tới tháng 8-1954 khi đất nước bị chia đôi cho hiệp định Geneve). Tại Saigon trưởng Nguyễn Chữ mời chị Ngô Thị Chi (sau là phu nhân trưởng Nguyễn Hữu Mưu, Tổng Ủy Viên Hội HĐVN) phụ trách Nữ HĐ và thành lập thiếu đoàn Nhị Trưng do chị Nguyễn Thị Tâm làm Đoàn Trưởng.

1955-1958:

Tiến tới sự thành lập Hội Nữ HĐVN;

1955 --- Thêm một số nữ đoàn Thiếu và Ấu ra đời tại Saigon. Cuối năm 1955 , chị Ngô Thi Chi từ chức.

1956--- Các Trưởng Nữ HĐ thường chay tới Trưởng Trần Trọng Lân ( Đạo Đông Thành, mới thành lập). Các đơn vị nữ đăng ký Đạo Cửu Long và Đông Thành. Đa số Trưởng và đoàn sinh đều là con cháu các trưởng của nam HĐ hoặc là chị em của nam đoàn sinh các Đạo ở Saigon. Các Nữ trưởng tự động tập hợp các em, đọc sách HĐ và học của Trưởng Nam chút nào thì dạy cho các em chút ấy, không được dự các khóa huấn luyện, hoạt động không có chương trình duy có được đóng niên liễm cả bảo hiểm cho Hội HĐVN (nam) mà thôi.

1957 ---Sau cuộc viếng thăm HĐVN (cuối năm 1956), Tr.Padolina, Ủy viên đặc trách miền Á Châu Thái Bình Dương của Văn Phòng Quốc Tế Nam HĐ để thông báo sự hiện hữu của các đơn vị Nữ HĐ trong Hội HĐVN. Do đó Văn Phòng Thế Giới Nữ HĐ báo tin trước hai tháng cho Hội HĐVN là sẽ cử chị Mildred Mode, Ủy viên Lưu Động miền Thái Bình dương tới VN để giúp đỡ HĐ.

 Nhận được tin này, Hội Đồng Trung Ương nhóm họp và cử trưởng Trần Bạch Bích lúc đó đang làm Ủy viên ngành Ấu Châu Gia Định, phụ trách Nữ HĐ và đón tiếp chị Mode. Tháng 2/1955, chị Mildred Mode tới Việt Nam được tiếp đón long trọng. Trong buổi họp với HĐTƯ/HĐVN. Chị Mode tới Đại hội Đồng của Hội HĐVN, hội nghị đã thảo luận sôi nổi về vấn đề Nử HĐ và đề nghị của chị Mode rồi quyết định:

Các đơn vị Nữ HĐ tách ra khỏi Hội HĐVN.

Ý chí cương quyết của các trưởng đơn vị Nữ làm chúng tôi vững tâm tiếp tục hoạt động đồng thời mời các vị cảm tình viên (đa số trưởng Nam HĐ) và các cựu nữ HĐ cộng tác với chúng tôi để thành lập HĐVN. Các trưởng Mai Liệu, Vũ Thanh Thông , Nguyễn Xuân Long, Nghiên Văn Thạch và ông Hội Trưởng HĐVN Trần Văn Thân được mời vào Ban cố vấn để soạn thảo quy trình, nội lệ, vận động tài chính v.v. Tháng 9, Trưởng Mai Liệu sau khi tham dự Hội Nghị Thế giới Nam HĐ và khóa huấn luyện tại Trại Trưởng Giwell Park, đã gặp lai chị Midred Mode  tại London và được mời tới văn phòng thế giới Nữ HĐ. Trong cuộc hội kiến. Trưởng Mai Liệu đã tường thuật những diễn tiến của Nữ HĐVN sau cuộc viếng thăm của chị Mode cùng những nhu cầu cấp thiết của Hội Nữ HĐVN trong giai đoạn phôi thai nhất là sự yểm trợ của văn Phòng Thế Giới Nữ HĐ. Cùng trong dịp này chị Mode đề nghị một cuộc du hành nghiên cứu và huấn luyện hai trưởng cao cấp Nữ HDVN và được Bà Nhateley Giám Đốc VPTG chấp thuận. Chuyến đi này do văn phòng Thế Giới và Cơ Quan Viện trợ Văn Hóa Á Châu đồng tài trợ cho hai trưởng Trần Bạch Bích và Phạm Thị Thân .Chúng tôi tiếp xúc với VPTG/Nữ HĐ, dự trại huấn luyện quốc tế tại Foxlease, Anh Quốc và tại Massif central, Pháp. Dự Đại hội Đồng Nữ HĐ Công Giáo Pháp. Trong chuyến đi này chúng tôi đã tiếp xúc với các Hội Nữ HĐ Anh, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Ý, Hồi Quốc, Ấn Độ, Miến Diện, HY Lạp, Thái Lan – Được gặp Lady Beden Powell trong khi dự trại họp Quốc tế Hy Lạp và Bỉ -Tới thăm cơ sỡ nghỉ mát của Nữ HĐ Thế Giới tại Adenboden trên đỉnh núi cao của Thủy Sĩ

Cuối Năm 1958 chúng tôi hoàn thành tổ chức HĐTƯ và Bộ TUV Nữ HĐVN như sau:

Thành phần Hội đồng trung ương: Hội trưởng Bà Nguyễn Văn Tống, Phó Hội trưởng: Bà Trương Tấn Trung , Thủ Quỹ: Bà Trần Văn Thân (phu nhân Hội trưởng HĐVN)

Tổng Thư kí: Bà Phạm Thị Tự; UVLL Quốc Tế: Bà Nguyễn Thị An. Thành phần bộ Tổng Uy Viên:

TUV kiêm UVHL: TRưởng Trần Bạch Bích; UV nghành tráng: Chị Phạm Thị Thân; UV nghành Thiếu kiêm Đạo Trưởng Đạo Thủ Đô: Chị Nguyện Thị Đáp;

UV nghành Ấu: Chi Trần Thị Năm.

III. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (1959-1966)

1959: Hội được bộ Thanh Niên VNCH chính thức thừa nhận.

Thời kỳ này gọi là thờ kỳ phát ttriển mạnh nhất của Hội Nữ HĐVN vì được các vị trong HĐTƯ tận tâm tận lực phục vụ Hội. Đại D (1959 bầu lại HDTU và Bộ TUV.

Thành phần Hội Đồng Trung Ương:

Hội trưởng: Bà Phan Thị Nguyệt Minh (phu nhân Tr.Nguyễn Văn Thơ); Phó Hội Trưởng: Bà Trương Tấn Trung; Thủ Quỹ: Cô Phó Thị Gia Khánh; Tổng thư Ký kiêm

UV LL Quốc Tế: Bà Nguyễn Thị An

Trụ sở: Bà Hội Trưởng vận động với Bộ ngoại giao nhượng cho lô đất trống ở phía sau Bộ và trông ra đường Hồng Thập Tự, rồi nhờ công bình xây cất cho một căn nhà khá rông để làm nơi tập hợp đồng thời đặt văn phòng Hội tại đó, Sân cỏ xung quanh căn nhà này có thể tập hợp khoảng 300 đoàn sinh. Chủ nhật và các dịp lễ Tết các đơn vị tập họp thật vui vẻ.

Tài chính: Nhờ sự quảng giao của Bà Hội trưởng và nhờ uy tín của Hội. Bộ Thanh Niên, Quân độivà Cơ quan viện trợ Văn Hóa Á Châu (Asian Foundation giúp đở nên vấn đề tài chánh được giải quyết  khả quan.

Huấn Luyện: được chia làm 3 cấp: Sơ cấp (tương đương với cấp Sơ luyện của Hội Nam) Trung Cấp (“Dự bị”). Cao Cấp (“Bạch Mã”). Thành phần:

Huấn luyện viên:

Thành phần tham dự:

 1) Các vị trong HĐTƯ được mời dự các khóa HL để hiểu tinh thần và phương pháp HĐ.

2)Trưởng, phụ tá và nữ tráng. 3) Các thanh, thiếu nữ muốn trở thành TRưởng Nữ HĐ

Vì thiếu HLV nên thời kì đầu phải nhờ sự giúp đỡ của 1 số trưởng Huấn Luyện bên hội nam giúp: Mai Liệu, Vũ  Thanh Thông, Nguyễn Xuân Long, Nghiêm Văn Thạch  và Đoàn Văn Lụy là những trưởng giúp nhiều nhất cho ban HL Hội Nữ.

Các Khóa HL thường được tổ chức cùng chung cả 3 nghành Ấu Thiếu Tráng. Những giảng khóa căn bản như tinh thần, nguyên lý và kỹ thuật HĐ đều có thể làm chung cả 3 ngành. Số đoàn viên tham dự buổi khóa là 70-80 đa số là tráng sinh. Kinh Nghiệm cho biết trước khi thành lập ở một nơi nào nên thành lập một tráng đoàn hoặc ít là 1 toán tráng  để huấn luyện cho tráng sinh trước khi tham dự khóa HL để trở thành Trưởng đơn vị.

Đơn vi: Các đơn vị Nữ HĐ gia tăng ở Saigon và thành lập tại các địa phương như Dalat…..

Dự Hội Nghị: Hội cừ trưởng Nguyễn Thị An và Trần Thị Mai dự hội nghị Quốc tế HĐ ở Mã-Lai

1966: Hội Nữ HĐVN được tổ chức Nữ HĐ Thế giới công nhân.

IV-HĐVN tại Hải Ngoại(1975 tới nay)

HĐVN Nam Nữ hợp nhất: Sau 7 năm hoạt động rời rạc Phong trào HĐVN đã hợp nhất 2 chi Nam Nữ do Hội Nghi Costa Mese (tháng 3-1983) thành lập hội đồng trung ương HĐVN trong đó trưởng Trần Bạch Bích đặc trách Nữ HĐ từ 1983 tới nay. Một số đơn vị nữa HĐVN đã thành lập tại Mỹ Quốc, Gia nã đại và Pháp. Hiện nay các đơn vị hai ngành Thanh và Tráng bao gồm cả Nam Nữ trong 1 cơ cấu “liên hợp” hai phái (chứ không”hỗn hợp”).

Tùng Nguyên,tháng 8 năm 1991

Trần Bạch Bích